×
OCOP Là Gì Và Sản Phẩm OCOP Là Gì Mà Hot Đến Vậy?

OCOP trong khoảng năm năm trở lại đây có sức lan tỏa mạnh mẽ. Tìm hiểu một chút về nông nghiệp, chắc hẳn bạn cũng loáng thoáng nghe qua về sản phẩm OCOP. Vậy OCOP là gì? Tiêu chuẩn sản phẩm ocop là gì? Như thế nào gọi là sản phẩm OCOP? Cùng tìm hiểu với GC Food ngay nào. 

OCOP là gì & sản phẩm OCOP là gì mà hot đến vậy?

OCOP là gì?

  • Ý nghĩa tên: "One Commune One Product" dịch ra tiếng việt có nghĩa là “mỗi xã một sản phẩm” (ký hiệu: OCOP)
  • Cơ quan ban hành: Quyết định của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc số 490/QĐ-TTg giai đoạn 2018-2020 vào ngày 7/5/2018. 
  • Phạm vi & địa bàn thực hiện: Toàn bộ 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Một xã, nhiều xã hoặc liên xã, liên huyện sản xuất 1 hoặc nhiều sản phẩm. Chương trình OCOP khuyến khích thực hiện ở cả thành thị (cấp phường, thị trấn).
  • Sản phẩm: cả sản phẩm hàng hóa & sản phẩm dịch vụ

Sản phẩm OCOP là gì?

Sản phẩm OCOP là sản phẩm hàng hoá có nguồn gốc từ địa phương, mang đặc trưng về giá trị văn hoá, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên và văn hóa vùng miền của mỗi địa phương. Đặc biệt là những sản phẩm đặc sản, sản phẩm của các làng nghề và các sản phẩm du lịch cộng đồng.

Sản phẩm OCOP được chia thành 6 nhóm, bao gồm:

  1. Nhóm Thực phẩm: thực phẩm tươi sống, thực phẩm đóng gói, thực phẩm qua chế biến.
  2. Nhóm Dược liệu: sản phẩm được bào chế từ thảo dược như thuốc, dầu gội, tinh dầu, …
  3. Nhóm Đồ uống: đồ uống có cồn và đồ uống không cồn.
  4. Nhóm Lưu niệm - Nội thất - Trang trí: các loại đồ gia dụng, đồ lưu niệm làm từ dệt may, gỗ, mây tre đan, gốm sứ, ...
  5. Nhóm Vải & may mặc: sản phẩm sử dụng bông, sợi để tạo ra thành phẩm
  6. Nhóm Dịch vụ du lịch.

Kết thúc năm 2020, có tổng cộng 2491 xã tham gia chương trình này và đã thành công cho ra đời 4.451 sản phẩm OCOP. Nhận thấy được tiềm năng phát triển của chương trình OCOP tại Việt Nam, Thủ tướng đã tiếp tục đề xuất với Quốc hội mở rộng giai đoạn tiếp theo đến năm 2025.


Tại sao logo trên các sản phẩm OCOP của các địa phương lại không giống nhau?

Đúng thật là các địa phương có quyền thay đổi một chút về logo gắn trên các sản phẩm OCOP. Nhưng vẫn phải đảm bảo đủ 4 thành tố sau đây:

  • Chữ O đầu tiên có màu nâu: tượng trưng cho đất. Đất là nền tảng của mọi hoạt động sản xuất và biểu hiện cuộc sống ở mỗi làng, xã.
  • Chữ C có màu xanh lá cây: tượng trưng cho sản xuất nông nghiệp bền vững.
  • Chữ O thứ hai có màu đỏ: tượng trưng cho trí tuệ, sức mạnh của con người.
  • Chữ P có màu vàng: tượng trưng cho lợi ích về tinh thần và vật chất mà chương trình OCOP mang lại.

Cần chuẩn bị những hồ sơ nào để đăng ký sản phẩm OCOP?

Hồ sơ đề xuất đánh giá sản phẩm tại cấp huyện

Các chủ thể tham gia chương trình OCOP như doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh,...cần bắt buộc chuẩn bị những loại giấy tờ sau để trình lên UBND cấp huyện:

  1. Phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm mới
  2. Phiếu đăng ký sản phẩm đã có
  3. Phương án, kế hoạch kinh doanh sản phẩm
  4. Giới thiệu bộ máy tổ chức
  5. Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh
  6. 5 đơn vị sản phẩm mẫu 

Ngoài 6 loại giấy tờ bắt buộc kể trên, các chủ thể cần nộp thêm những loại giấy tờ sau (nếu có) như: Chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm, Tiêu chuẩn sản phẩm ocop, Phiếu kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn thực phẩm, Chứng nhận sở hữu trí tuệ, Nguồn gốc sản phẩm, Tài liệu hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, Câu chuyện về sản phẩm, Kế hoạch xúc tiến thương mại, Giải thưởng của các tổ chức uy tín.

Hồ sơ đề xuất đánh giá sản phẩm tại cấp tỉnh (1 sao, 2 sao)

Hồ sơ này sẽ do UBND cấp huyện chuẩn bị, bao gồm:

  1. Công văn gửi UBND cấp tỉnh đề xuất đánh giá sản phẩm OCOP
  2. Biên bản đánh giá của hội đồng cấp huyện
  3. Hồ sơ sản phẩm

Hồ sơ đề xuất đánh giá sản phẩm tại cấp quốc gia (3 sao, 4 sao)

Hồ sơ này sẽ do UBND cấp tỉnh chuẩn bị, bao gồm:

  1. Công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất đánh giá, phân loại sản phẩm OCOP
  2. Biên bản đánh giá của hội đồng cấp tỉnh
  3. Quyết định phê duyệt kết quả chấm điểm, Giấy chứng nhận đạt sao của sản phẩm
  4. Hồ sơ sản phẩm
  5. Các văn bản xác nhận kiểm tra, kiểm nghiệm cấp tỉnh (nếu có)

Hồ sơ phê duyệt sản phẩm cấp quốc gia (5 sao)

Hồ sơ này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương là đơn vị tham mưu) chuẩn bị, bao gồm:

  1. Biên bản đánh giá của hội đồng cấp Trung ương
  2. Dự thảo Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia
  3. Hồ sơ sản phẩm
  4. Các văn bản xác nhận kiểm tra, kiểm nghiệm (nếu có)

 Trên đây là toàn bộ thông tin về chương trình OCOP là gì & sản phẩm OCOP là gì do GC Food gửi đến toàn bộ khách hàng.